You are not connected. Please login or register

[Sử] Bài 1 2 3

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1[Sử] Bài 1 2 3 Empty [Sử] Bài 1 2 3 20/9/2012, 7:22 pm

nhokkanct

nhokkanct
Vương Thần
Vương Thần

1. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868.
- Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.
* Về kinh tế:

- Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

- Công nghiệp :ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

- Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
*Về xã hội:
- Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có.
- Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.
- Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.
*Về chính trị:
- Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.
- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
- Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.

2. Cuộc Duy tân Minh Trị
* Nguyên nhân:
- Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.
- Phong trào đấu tranh chống Sô gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
-Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.

* Nội dung cải cách Minh Trị:
- Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu.

*Về chính trị :

- Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
- Ban hành Hiến pháp 1889.
*Về kinh tế:

- Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

- Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.

*Về quân sự:

- Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.

- Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.

- Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
*Về giáo dục:

- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

- Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy,.

- Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…

* Tính chất – ý nghĩa:

- Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

- Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX (sauchiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
- Quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hành đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.
- Đầu thế kỉ XX, Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng:

Năm 1874 Nhật xâm lược Đài Loan.

Năm 1894 – 1895 Nhật gây chiến với Trung Quốc để tranh giành Triều Tiên, uy hiếp Bắc Kinh, chiếm cửa biển Lữ Thuận, n hà Thanh phải nhượng Đài Loan và Liêu Đông cho Nhật

Năm 1904-1905 Nhật gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa biển Lữ Thuận, đảo Xa-kha-lin, thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên.

- Năm 1914, Nhật dùng vũ lực mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Nhật trở thành đế quốc hung mạnh nhất châu Á.
- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự bần cùng hoá của quần chúng nhân dân lao động.
- Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, hiếu chiến”

*Chính sách đối nội:

- Rất phản động, bóc lột nặng nề nhân dân trong nước, nhất là giai cấp công nhân, công nhân Nhật phải làm việc từ 12 đến 14 giờ một ngày trong những điều kiện tồi tệ, tiền lương thấp.

- Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của công nhân.

https://a6ltt.forum.st

2[Sử] Bài 1 2 3 Empty Re: [Sử] Bài 1 2 3 20/9/2012, 7:25 pm

nhokkanct

nhokkanct
Vương Thần
Vương Thần

Sử 11- Bài 2 :ẤN ĐỘ
Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu ,các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược.-Kết quả: Giữa thế kỉ XVII Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.
1.Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
+ Qúa trình thực dân xâm lược Ấn Độ:
- Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu ,các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược.
- Kết quả: Giữa thế kỉ XVII Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.
+Chính sách cai trị của thực dân Anh:
*Về kinh tế:
- Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.
- Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh.
Những nạn nhân của nạn đói 1876-1877.
* Về chính trị - xã hội:
- Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.
- Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.
* Về văn hóa - giáo dục: thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
* Hậu quả:
- Kinh tế giảm sút, bần cùng
- Đời sống nhân dân người dân cực khổ-

2 .Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859)
*Nguyên nhân:
+ Do tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý chí đấu tranh chống sự thống trị của thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ
+ Do binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẽ,tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm nên bất mãn nổi dậy đấu tranh.
*Diễn biến:
-Sáng ngày 10/05/1857, ở Mi-rút (gần Đê-li), khi thực dân Anh sắp áp giải 85 binh lính Xi-pay trái lệnh, thì ba trung đoàn Xi-pay nổi dậy khởi nghĩa bắt bọn chỉ huy Anh.
-Nông dân các vùng lân cận cũng tham gia nghĩa quân, vây bắt chỉ huy Anh.
- Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến Đê-li, khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ.
-Nghĩa quân đã lập được chính quyền ở 3 thành phố lớn.
-Cuộc khởi nghĩa duy trì được 2 năm thì bị thực dân Anh dốc toàn bộ lực lượng đàn áp dã man. Nhiều nghĩa quân bị quân Anh trói vào họng súng đại bác, rồi bắn cho tan xương nát thịt. Khởi nghĩa bị thất bại.
*Ý nghĩa:
-Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất,.
-Y thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ.
3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908).
a. Đảng Quốc đại:
- Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng.
- Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm.
- Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (Quốc đại) thành lập. Đó là chính Đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ. Nó đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài chính trị.
- Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hoà để đòi hỏi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và không tán thành phương pháp đấu tranh bằng vũ lực.
+ Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính quyền sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu)

b. Phong trào dân tộc.
- Tháng 7/1905, chính quyền Anh thi hành chính sách chia để trị. Ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông theo đạo Hồi và miền Tây theo đạo Ấn. Điều đó làm bùng nổ lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta.
- Ngày 6/10/1905, đạo luật chia cắt Ben-gan bắt đầu có hiệu lực, nhân dân coi đó là ngày quốc tang: hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, làm lễ tuyên thệ và hát vang bài “Kính chào Người – Mẹ hiền Tổ quốc” để tỏ ý đoàn kết , thống nhất. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu “Ấn Độ là của người Ấn Độ”.
- Tháng 6/1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và tuyên án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc thổi bùng lên một đợt đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân Bom-bay tiến hành tổng bãi công 6 ngày (để trả lời 6 năm tù của Ti-lắc), xây dựng chiến luỹ, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh. Các thành phố khác cũng hưởng ứng, cuộc đấu tranh lên đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan.
- Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ.

https://a6ltt.forum.st

3[Sử] Bài 1 2 3 Empty Re: [Sử] Bài 1 2 3 20/9/2012, 7:27 pm

nhokkanct

nhokkanct
Vương Thần
Vương Thần

I. Trung Quốc bị các đế quốc xâm lược
*Nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược:
+ Thế kỉ XVIII đầu XIX các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.
+ Trung Quốc là một thị trường lớn, béo bở, chế độ đang suy yếu nên trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc.
+ Chế độ phong kiến Mãn Thanh đang suy yếu.
*Quá trình đế quốc xâm lược Trung Quốc:
-Thế kỉ XVIII các đế quốc dùng mọi thủ đoạn, tìm cách ép chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, cắt đất.
-Đi đầu là thực dân Anh :
-Anh thực hiện “Chiến tranh thuốc phiện”(6-1840 đến 8-1842)
-Chúng đã buộc nhà Thanh phải ký Hiệp ước Nam Kinh Năm 1842, chấp nhận các điều khoản thiệt thòi ( bồi thường chiến phí, nhượng Hồng Kông , mở 5 cửa biển …)
- Đi sau Anh, các nước khác đua nhau xâu xé Trung Quốc:
+Đức chiếm Sơn Đông.
+Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử.
+Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây,Quảng Đông.
+Nga - Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.
*Hậu quả: xã hội Trung Quốc nổi lên 2 mâu thuẫn cơ bản:
+Nhân dân Trung Quốc với đế quốc.
+Nông dân với phong kiến .
+Dẫn đến phong trào đấu tranh chống phong kiến , đế quốc
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
1.Khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc:
- Diễn biến:Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền (Quảng Tây) ,lan rộng khắp cả nước, bị phong kiến đàn áp, năm 1864 thất bại
- Lãnh đạo: Hồng Tú Toàn
- Lực lượng: Nông dân
- Tính chất: là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh.
2. Phong trào Duy Tân 1898:
- Diễn biến: Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thế.
- Lãnh đạo: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu.
- Lực lượng: quan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang Tự.
- Tính chất: Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc, chỉ tồn tại 100 ngày .
Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu.
3. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn:
- Diễn biến: Năm 1899 bùng nổ ở Sơn Đông lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
-Bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công nên thất bại.
- Lực lượng: Nông dân.
- Tính chất: Phong trào yêu nước chống đế quốc. Giáng một đòn mạnh vào đế quốc.
* Nguyên nhân thất bại
+ Chưa có tổ chức lãnh đạo
+ Do sự bảo thủ, hèn nhát của triều đình phong kiến
+ Do phong kiến và đế quốc cấu kết đàn áp

Nội dung khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc Phong trào Duy Tân Phong trào Nghĩa Hòa đoàn
Diễn biến chính -Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền (Quảng Tây), lan rộng khắp cả nước.
-Bị phong kiến đàn áp
-Năm 1864 thất bại -Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thế .
-Diễn ra 100 ngày Năm 1899 bùng nổ ở Sơn Đông lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh, bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công nên thất bại
Lãnh đạo Hồng Tú Toàn Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu
Lực lượng Nông dân Quan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang Tự Nông dân
Tính chất - ý thức Là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc Phong trào yêu nước chống đế quốc. Giáng một đòn mạnh vào đế quốc.
III. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911
* Tôn Trung Sơn và Đồng minh hội :
- Tôn Trung Sơn là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Tháng 8/1905 Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội- chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.
- Cương lĩnh chính trị: theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn
- Mục tiêu: lật đổ Mãn Thanh, thành lập dân quốc,thực hiện bình đẳng về ruộng đất ..
bình quân địa quyền
- Lực lượng : trí thức tư sản, tiểu tư sản ,địa chủ , thân sĩ bất bình với nhà Thanh.
* Cách mạng Tân Hợi 1911
* Nguyên nhân :
+ Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến
+ Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc nên phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.
+ Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911, lan rộng khắp miền Nam, miền Trung.
+ Ngày 19/12/1911 Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống lâm thời, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc.
+ Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp.
+ Kết quả: Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải làm Tổng thống.


*Tính chất - ý nghĩa
+ Tính chất cuộc cách mạng tư sản không trịêt để.
+ Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến Châu Á.
* Hạn chế :
+Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến .
+ Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
+ Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

https://a6ltt.forum.st

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết